Tên gọi Sao Thiên Lang

Cái tên Sirius được đặt bởi những người Hy Lạp cổ đại Σείριος. Ngôi sao có ký hiệu Bayer α Canis Majoris (α CMa, hay Alpha Canis Majoris). Chúng ta có thể nhìn thấy nó như một ngôi sao nhưng thực chất nó là 1 hệ thống sao kép, bao gồm một sao chính màu trắng thuộc loại quang phổ A1V, gọi là Sirius A và một sao lùn trắng mờ thuộc loại quang phổ DA2, gọi là Sirius B.

Trong tiếng Việt, Sirius được gọi là Thiên Lang (sói trời) do nó nằm trong chòm sao Đại Khuyển mang hình dáng một con chó lớn.

Sirius là một ngôi sao rất sáng bởi cả độ sáng lẫn khoảng cách của nó tới Trái Đất. Ngôi sao này cách Trái Đất chỉ 2,6 parsec (tương đương với 8,6 năm ánh sáng). Hệ thống sao Sirius là một trong những người hàng xóm rất gần với hành tinh chúng ta. Sirius A lớn gấp 2 lần Mặt Trời và có cấp sao tuyệt đối là 1,42. Có độ sáng gấp 25 lần Mặt Trời [7] nhưng có độ sáng yếu hơn một số ngôi sao khác, ví dụ như Canopus hay Rigel. Hệ thống sao Sirius đã được hình thành từ cách đây 200 đến 300 triệu năm[7]. Lớn hơn Sirius A, Sirius B đã tiêu thụ hết nhiên liệu của nó để biến thành một sao khổng lồ đỏ, và sau đó mất dần đi phần lớn các vật chất ở các lớp ngoài cùng, chỉ còn lại một phần lõi rất nóng, lõi này sau đó trở thành một ngôi sao lùn trắng tại thời điểm cách đây 120 triệu năm về trước.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sao Thiên Lang http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://adsabs.harvard.edu/abs/2004IAUS..224....1A http://adsabs.harvard.edu/abs/2005ApJ...630L..69L http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/bib_query?1978Ap... http://www.journals.uchicago.edu/doi/full/10.1086/... http://www.journals.uchicago.edu/doi/full/10.1086/... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12302566r http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12302566r http://simbad.u-strasbg.fr/simbad/sim-id?Ident=nam... http://simbad.u-strasbg.fr/simbad/sim-id?Ident=nam...